Ông Nông Văn Bành (58 tuổi) ở thôn Na Làng, xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, nổi tiếng với những bài thuốc lá nam chữa vô sinh.
Chuyện đời của người được mệnh danh “ông mụ”
Theo lời kể của ông Bành, bài thuốc chữa vô sinh được mẹ đẻ ông truyền lại cho 6 người con, trong đó có 2 cô con gái, nhưng chỉ duy nhất chỉ mình ông có duyên giữ lại và theo được nghề. Khi hỏi về những cặp vợ chồng hiếm muộn may mắn gặp được bài thuốc di truyền của ông để có con, ông mỉm cười kể về chính câu chuyện gia đình của mình.
Ông Bành trước là một người lính tham gia Trung đoàn 87, đóng Quân ở quân khu II, từng tham gia chiến tranh Biên giới Việt – Trung nên hai vợ chồng trẻ phải sống xa nhau 5 năm, đến năm 1981, ông trở về địa phương nhưng mãi vẫn không thấy có con. Sau một thời gian khá dài chờ đợi và nghĩ ông chắc ít nhiều ảnh hưởng bởi bom đạn chiến tranh, năm 1987, mẹ ông không nói gì lẳng lặng lên rừng kiếm đủ các vị thuốc rồi cho con trai và con dâu uống, kết quả là năm sau vợ ông sinh được một cô con gái, hiện đang là giáo viên mầm non ngay trong xã. Tương tự anh trai ông cũng thế. “Nhưng giờ bác ấy đã có “một thằng hai con rồi””, ông Bành phấn khởi nói.
Ông chữa bệnh dựa vào kết quả khám ở bệnh viện chứ không bắt mạch, một đợt uống thuốc có tác dụng trong vòng một năm trở lại, trung bình một người uống khoảng 5 – 6 thang/một đợt, nam – nữ có chế độ kiêng cữ khác nhau khi dùng thuốc. Ông Bành không định giá tiền một thang thuốc mà tùy tâm người mua trả, bởi ông quan niệm bốc thuốc là làm phúc giúp mọi người.
Người đàn ông có chục con nuôi
Trong hai cuốn vở tập viết kẻ li, ông ghi cẩn thận lại địa chỉ của từng cặp vợ chồng đã đến nhờ ông bốc thuốc. Đầu tiên là cặp vợ chồng Hoàng Văn Thang và Hoàng Thị Huyên người thôn Tân Yên cùng xã, lấy nhau được 8 năm nhưng không có con. Sau vài thang thuốc của ông thì ngay năm đó sinh được cô con gái, giờ đã 8 tuổi. Ông kể: “Trong một lần đi chơi, thấy đứa em than buồn vì vợ chồng lấy nhau bảy, tám năm mà không có mụn con nào. Ông liền lên rừng cắt thuốc rồi mang xuống cho vợ chồng người đó uống. Ông cười xuề xòa: “Năm đó mình còn trẻ lắm, chưa định bốc thuốc đâu nên cứ phải dặn chúng nó là uống được mà có con thì tốt, không có thì cũng nên thoải mái mà sống”.
Theo ông Bành, con cái là cái duyên trời cho. Ngày đầu bốc thuốc, vợ ông cản vì lo ông đi lấy thuốc trên rừng sẽ mệt người, mà nhỡ người ta không có con lại trách mình gieo niềm hy vọng hụt hẫng cho họ, nhưng giờ bà lại là người giúp đỡ ông tận tình nhất trong việc đi tìm thuốc.
Sau vài lần bốc thuốc thành công cho mấy cặp vợ chồng, câu chuyện về ông Bành được người làng kể chuyện trên nương, trên rẫy rồi nhanh chóng lan ra các địa phương khác. Ban đầu là những người trong vùng đến nhờ ông giúp, sau có cả những tỉnh thành xa hơn như ở Hà Nội, Thái Nguyên, Bình Phước, TP.HCM…
Có nhiều người chữa thành công, sau đó dẫn tận con lên tận nhà để cảm ơn và nhận ông là bố nuôi. Giờ đốt ngón tay lên ông nhẩm tính: “Mình cũng có cả chục đứa con nuôi rồi đấy”. Trước khi chia tay chúng tôi, ông còn hát tặng một câu sli xứ Lạng rất có ý nghĩa là “Mong rằng đôi ta được ghép duyên nên duyên vợ chồng, con cái đầy nhà sống hạnh phúc”.
Bí ẩn loài cây chăng ma đỏ
Nói về bài thuốc của gia đình mình, ông bật mí, thuốc vô sinh muốn thành thì có những quy tắc riêng, khác biệt so với các bài thuốc Nam đơn thuần. Để bốc được thuốc, tuổi đời của thầy lang phải bắt đầu từ 50, đã lập gia đình và nhất định là đường con cái phải mát mẻ. Ông Bành thật thà kể về trường hợp của mình: “Riêng tôi thì khác biệt hơn một chút, do mẹ tôi mất khi tôi chưa được 50 tuổi nên thành thử mới 45 tuổi tôi đã đứng ra bốc chính, giúp được nhiều người”.
Bài thuốc của ông có hơn 10 vị khác nhau, đều là những cây thuốc phải lấy ở trên núi đá cao. Ông bảo, ngày nay tìm thuốc cũng khan hiếm lắm, ông đã thử mang thuốc về trồng nhưng ngặt một nỗi thuốc không nên vị nữa. Đã là cây thuốc ông lấy thì nhất định phải ở trên núi cao, phơi sương tránh nắng, sống bám trên đá mới có tác dụng.
Mỗi thang thuốc được bốc khác nhau, nhưng có một vị thuốc tuyệt nhiên không thể thiếu, nếu thiếu nó thì hỏng cả thuốc và không còn là thuốc vô sinh nữa. Cây thuốc quý đó trong tiếng Nùng được gọi là cây Chăng Ma Đỏ (chưa có tên tiếng Kinh –PV). Ông nhận định, loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ, hỗ trợ, kích thích sinh sản ở cả nam và nữ.
Nhưng đã nói ở trên, Chăng Ma Đỏ ngày càng khan hiếm nhưng nhổ về vườn nhà trồng sẽ chuyển thành loài Chăng Ma Xanh, không dùng làm thuốc được nữa. Hay như cây bạch đồng trinh nữ loại màu đỏ chữa cho phụ nữ, khi mang về vườn nhà trồng đều bị chuyển sang màu trắng không dùng được.
Khi bốc thuốc, cả cặp vợ và chồng chưa có con phải lên gặp ông, ông nhìn người, hỏi bệnh, kết hợp xem kết quả của các cơ sở y tế khám rồi điều chỉnh các vị thuốc sao cho phù hợp. Thuốc vô sinh nam có liều lượng riêng, vô sinh nữ cũng bốc khác, nguồn gốc bệnh hiếm muộn bắt nguồn từ đâu thì ông sẽ cho thêm thuốc chữa trị, bồi bổ riêng.
Có một số điều kiện buộc người thầy thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt khi thực hiện bài thuốc gia truyền này. Đó là đi lấy thuốc phải xem ngày đẹp, mỗi lần đi thường phải mang ít gạo vãi xung quanh cây thuốc đồng thời đọc tên người bệnh muốn bốc thuốc. Hiện tại, ông vẫn chưa dám truyền nghề cho 2 cô con gái vì cả 2 đều chưa có con, sợ sau sẽ khó sinh nở, ngay cả những thanh niên trai tráng chưa lập gia đình cũng thế.
Cặp vợ chồng đầu tiên mà ông chữa cho là anh Hoàng Văn Thang cùng xã. Trong một lần đi ăn cỗ cưới ở xóm dưới, ông để ý một người đàn ông tuy còn trẻ, khỏe mạnh nhưng gương mặt thất thần, rầu rĩ. Ông tới hỏi chuyện mới biết anh ta lấy vợ đã 8 năm vẫn chưa một lần được làm bố, thương tình ông bảo dẫn ông về gặp cả vợ nữa, xem nguyên do từ đâu.
Sau đó ông bốc cho 3 thang thuốc, dặn hai vợ chồng uống thì nhớ kiêng không ăn những thức ăn phá vị trong bài thuốc. Đến bây giờ đứa con gái của gia đình anh Thang đã 12 tuổi, anh Thang cảm kích nhận ông Bành làm bố nuôi. Hiện tại gia đình anh đều có nếp, có tẻ. Cứ Tết đến anh lại mang một chai rượu ngon lên cảm ơn ông nội nuôi của lũ trẻ.
Nhưng ông cũng thừa nhận mình không phải là thần y. Nếu y học gặp những ca ung thư đa số đều phải bó tay thì nghề thuốc của ông cũng vậy. Ông cho biết bệnh này phát hiện càng sớm khả năng thành công khi chữa trị càng cao, để lâu càng khó vì lúc này tuổi tác, thể trạng của cả hai vợ chồng đều không đáp ứng được cho chuyện sinh đẻ.
Có những cặp tìm đến ông trong độ tuổi từ 23 – 35 thì tỉ lệ dùng thuốc có con là 80%. Nhưng cũng không thiếu những trường hợp đã 39, 45 tuổi mới tìm đến, họ khóc lóc cầu cạnh. Ông bảo khổ tâm lắm, thuốc thì vẫn vậy thôi, còn có hay không lại là do cả hai vợ chồng quyết định. Ông cho thuốc và động viên an ủi họ vì khả năng thành công của họ là rất thấp. Nụ cười, hay những giọt nước mắt của các cặp vợ chồng hiếm muộn ông đều thấu cả.
Nghề thuốc của gia đình ông sẽ nối tiếp mẹ truyền cho cháu con, ông không ép nhưng tin nhất định sẽ có người kế nghiệp, bởi đó là báu vật của gia đình. Chia tay, thầy lang Bành đồng thời là một nghệ sĩ của điệu Sli Bình Gia tiễn tôi bằng câu hát ngân nga: Mong bạn về luôn bình anh, hạnh phúc.
Thầy lang uy tín và thiện tâm
Ông Hoàng Đằng Phù, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu cho biết: Ông Nông Văn Bành là một thầy thuốc Nam không những có uy tín trong xã mà cong rất thiện tâm. Việc mà ông bốc thuốc giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh có con hoàn toàn có thật trên địa bàn xã. Nhưng không phải 100% đều may mắn như vậy, mà kết quả còn phụ thuộc vào độ tuổi và cơ địa của các cặp vợ hoặc chồng.
Theo Đời sống & Pháp luật
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon